{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Tài chính xanh thúc đẩy phát triển hợp tác xanh Trung-Việt

Ngày đăng:2023-05-11 16:50:53   

Trên bờ biển Ninh Thuận ở miền Trung nam Việt Nam, những hàng tua-bin gió khổng lồ đứng sừng sững trên cánh đồng rộng lớn, cánh quạt quay ngược chiều gió biển, cung cấp dòng điện xanh ổn định cho khu vực địa phương. Bao quanh bởi các ngọn núi ở ba mặt, hướng ra biển ở phía đông, Ninh Thuận được ưu đãi với nguồn năng lượng gió dồi dào do điều kiện địa lý độc đáo.

Đây là dự án Điện gió Thắng Phong tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam do công ty Trung Quốc vận hành, tổng công suất lắp đặt của dự án là 49,8 MW, bao gồm 16 tua-bin gió và một trạm tăng áp 110 kV. Sau khi đưa vào vận hành thương mại, dự án sẽ tiết kiệm được 43.400 tấn than tiêu chuẩn/năm cho địa phương, giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí, giảm nhẹ áp lực truyền tải của đường dây nối từ miền Trung vào miền Nam Việt Nam. Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam cho biết, công ty điện gió của Trung Quốc đã góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội địa phương.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tích cực xây dựng cơ cấu năng lượng sạch đa dạng, chú trọng phát triển năng lượng tái sinh như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối. Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỷ trọng năng lượng xanh trong tổng nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ tăng lên 20%, đến năm 2045 tăng lên 30%.

Hiện nay, nhiều quốc gia và công ty trên thế giới đã cam kết sẽ đạt được mức phát thải carbon bằng không vào năm 2050, điều đó có nghĩa là các ngành công nghiệp xanh, công nghệ xanh và các dự án xanh có không gian đầu tư lớn. Tại diễn đàn “Thúc đẩy Cải cách và Đổi mới Tài chính Xanh • Thúc đẩy Chuyển đổi và Nâng cấp Xanh và Carbon thấp” diễn ra mới đây, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hy vọng trong thời gian tới, Trung Quốc và ASEAN có thể cùng nhau hỗ trợ tài chính xanh, cải cách và đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi tăng trưởng sang kinh tế xanh và ít carbon.

Ông Vương Tín, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết: "Năm nay, Trung Quốc, Singapore và các nước ASEAN khác sẽ triển khai hợp tác sâu rộng về các tiêu chuẩn tài chính xanh, sáng tạo sản phẩm tài chính xanh, công nghệ tài chính hỗ trợ tài chính xanh và phát triển thị trường carbon, v.v. Ông Dajira, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết: “Đổi mới tài chính xanh có thể cung cấp vốn cho việc giảm phát thải carbon quy mô lớn hoặc đầu tư mang tính thích ứng, giúp các quốc gia đạt được mức trung hòa carbon sớm hơn.”

Thúc đẩy phát triển tài chính xanh trong quá trình hợp tác Trung Quốc-ASEAN là mục tiêu chung của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Ngay từ năm 2004, Công ty Đông Phương đã ký kết hàng loạt dự án thủy điện với Việt Nam, Dự án Thủy điện Lạc Phú Minh 51 MW, đây là dự án đầu tiên của Việt Nam được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc ký kết cho vay vốn, dự án này sau đó đã trở thành dự án tốc độ xây dựng nhanh nhất so với các dự án thủy điện cùng quy mô tại thị trường Việt Nam. Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của tài chính xanh, các dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi từ bờ biển tỉnh Bến Tre, Việt Nam đến dự án Hồng Tú, Trường Hải, Á Bị... các công ty Trung Quốc nhiều lần mang lại năng lượng xanh đến Việt Nam giúp Việt Nam phát triển xanh.

Bên cạnh đó, bản thân các dự án này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và xã hội địa phương tại Việt Nam. Việc vận hành gần 40 nhà máy điện năng lượng tái tạo đã tạo ra hàng nghìn việc làm, đào tạo một lượng lớn nhân tài cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam, đặc biệt là việc lắp đặt, chạy thử và vận hành nhà máy điện, các công ty và nhân viên có liên quan hiện được hưởng lợi đã trở thành trù cột của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam và thậm chí cả Đông Nam Á.

Chuyên gia nguồn năng lượng Việt Nam Nguyễn Việt Hùng cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhận thức chung rộng rãi về phát triển xanh. Những năm gần đây, Việt Nam phát triển mạnh năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, trong đó có nhiều công ty Trung Quốc tham gia các dự án. Các công ty Trung Quốc có công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm phong phú về năng lượng xanh và tài chính xanh, đồng thời đã đạt được danh tiếng tốt.

“Phát triển xanh có nhiều triển vọng, hợp tác xanh Việt Nam-Trung Quốc có một tương lai tươi sáng.” Ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, hai nước Việt-Trung triển khai hợp tác xanh và thúc đẩy trao đổi, học hỏi lẫn nhau về công nghệ và khái niệm bảo vệ môi trường sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan, mà còn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải toàn cầu.