Diễn đàn WEF lần thứ 15 diễn ra từ ngày 25-27/6 tại Đại Liên, Trung Quốc. Hơn 1600 đại biểu các giới chính trị, doanh nhân, học giả, truyền thông đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có bài phát biểu đặc biệt tại diễn đàn.
Công nghệ mới không ngừng thúc đẩy thế giới bước nhanh vào thời đại thông minh, trong khi đó, sức sản xuất chất lượng mới làm thế nào giúp nhân loại thúc đẩy điểm tăng trưởng mới kinh tế và chuyển đổi năng lượng. Kinh tế toàn cầu năm 2024 dự báo tăng trưởng 3,1%, điều này cho thấy kinh tế toàn cầu đang đi lên trạng thái bình thường mới, sẽ không trở lại mô hình tăng trưởng trước kia. Trong tình hình này, chính phủ các nước tập trung phát triển công nghệ và công nghiệp xanh nhằm duy trì sức cạnh tranh, tuy nhiên cạnh tranh kinh tế địa chính trị đã kiềm chế phát triển thương mại. Diễn đàn lần này sẽ nghiên cứu thảo luận vấn đề lãnh đạo các nước làm thế nào quản lý lạm phát thông qua chính sách điều phối tiền tệ, đồng thời thúc dẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Châu Á hiện là đầu tàu của tăng trưởng toàn cầu, Trung Quốc vẫn là nước đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu, Diễn đàn lần này là cơ hội tốt cho cùng thúc đẩy tiềm năng đổi mới sáng tạo, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho đà phát triển kinh tế bền vững của châu Á cũng như thế giới.
Quy mô Diễn đàn WEF do Diễn đàn Kinh tế thế giới và Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức chỉ đứng sau Diễn đàn Davos tại Thụy Sĩ. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính từng thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 6/2023, và đã tham dự Diễn đàn WEF lần thứ 14 diễn ra tại Thiên Tân, thảo luận các thách thức làm trở ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Việt Nam, như kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân khó khăn, vấn đề hậu Covid-19, chiến lược cạnh tranh địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng như xung đột đe dọa an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu.
Lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa tham dự diễn đàn, vừa thể hiện vị thế và vai trò của thế giới trong kinh tế đối với Việt Nam cũng như đánh giá cao công cuộc đổi mới mở cửa của Việt Nam, cũng thể hiện sự tích cực tham gia phát triển kinh tế toàn cầu và trách nhiệm quốc tế quản trị toàn cầu của Việt Nam.
Hai nước Trung - Việt có tình hữu nghị truyền thống sâu đậm, có lợi ích dung hòa, cùng chung vận mệnh. Trung Quốc liên tục nhiều năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác hợp tác lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Những năm qua, nhà lãnh đạo hai nước có nhiều chuyến thăm lẫn nhau, giao lưu mật thiết trên nhiều lĩnh vực. Dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hai đảng, hai nước duy trì đà phát triển tốt đẹp.
Sang năm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Việt Nam, trong tình hình thế giới phức tạp và biến động, hai nước cần phải chú trọng giữ gìn phát triển tốt quan hệ hai nước, cùng thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, siết tay xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai gắn bó hơn, trên khởi điểm mới, thúc đẩy quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho hòa bình và phát triển của thế giới.
Hai nước Trung – Việt cần đi sâu khai thác hiệu quả tiềm năng vận tải đường sắt, đẩy nhanh kết nối đường sắt tiêu chuẩn biên giới, thúc đẩy nâng cấp mở cửa và kết nối hạ tầng cửa khẩu; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực thương mại hàng nông sản, đầu tư, năng lượng, v.v.; mở thêm đường bay thẳng, tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, thanh niên, v.v.; Chính phủ hai nước còn cần phải tiếp tục tạo môi trường kinh doanh tốt đẹp cho doanh nghiệp hai nước đầu tư khởi nghiệp. Ngoài ra, hai nước cũng cần phải kiên trì giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên biển, tránh áp dụng hành động làm phức tạp tình hình.