{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Tiếng Việt ở Trung Quốc: Sân khấu lớn, thế giới mới

Ngày đăng:2023-04-13 16:18:07   

Theo Hội nghị Hiệp hội Phiên dịch thường niên năm 2023 Trung Quốc vừa kết thúc, số người trong nghề dịch thuật và làm dịch vụ về ngoại ngữ ở Trung Quốc đạt 6,01 triệu vào năm 2022, tăng 11,7% so với năm 2021, bao gồm nhiều ngôn ngữ không thông dụng. Họ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa nền văn minh của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Những năm gần đây, với việc hai nước Trung Quốc và Việt Nam không ngừng tăng cường giao lưu và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tiếng Việt cũng trở thành một ngôn ngữ quan trọng trong việc đào tạo nhân tài ngôn ngữ không thông dụng ở Trung Quốc, hình thành quy mô nhất định trên phạm vi toàn quốc. Ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Tây và Vân Nam,v.v., Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên ở Trùng Khánh,  Tây Nam Trung Quốc cũng đã thành lập chuyên ngành tiếng Việt từ năm 2009, trong hơn mười năm qua, giáo sư dạy tiếng Việt La Văn Thanh đã đào tạo nhiều nhân tài thông thạo tiếng Việt trong các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế-thương mại, văn hóa,v.v., không ngừng đóng góp cho sự hợp tác và giao lưu giữa hai nước.

Cô La Văn Thanh, Viện trưởng Học viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên được sinh viên rất yêu mến, cô cho rằng việc vun đắp cảm hứng đối với tiếng Việt, xây dựng tự tin trong học tập của học sinh là điều đặc biệt quan trọng trong công tác giảng dạy. Cô La Văn Thanh cho biết: "Chúng tôi muốn học sinh nhận thấy rằng, học ngôn ngữ của một quốc gia, sẽ mở ra một thế giới rộng lớn, có thể tìm hiểu về xã hội, văn hóa... về đất nước đó. Sau khi ra trường, có thể sẽ đóng góp quan trọng và có ý nghĩa, giống như câu nói: ngôn ngữ có tầm nhìn lớn, sân khấu lớn.”

Về thiết lập khóa học, trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên cung cấp các khóa học "Tổng quan về Việt Nam" , "Tổng quan về Đông Nam Á" ...cho sinh viên năm thứ nhất, nhằm giúp sinh viên có hiểu biết đại khái về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của nước đó và các vùng lân cận của nước đó. Đồng thời, các ngôn ngữ không phổ biến khác cũng sẽ áp dụng phương pháp trải nghiệm văn hóa này để tăng cường hướng thú và nâng cao tố chất nhân văn của sinh viên.

Giảng dạy ngoại ngữ chú trọng trải nghiệm cá nhân. Chẳng hạn, giáo viên Việt Nam sẽ đích thân làm mẫu cách pha cà phê phin của Việt Nam, mời sinh viên thử pha tại chỗ. Ngoài ra còn có hoạt động trải nghiệm trang phục “Áo dài” truyền thống Việt Nam. Ngoài việc hiểu những kiến thức cơ bản và biết thưởng thức ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi xem “Triển lãm áo dài” để các em trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của trang phục này. Cô La Văn Thanh cho biết: “Thông qua hoạt động này, sinh viên từ các chuyên ngành khác cũng sẽ tò mò về văn hóa Việt Nam, vì vậy sinh viên chuyên ngành tiếng Việt sẽ thực sự nâng cao ý thức yêu thích đối với ngôn ngữ và văn hóa của chuyên ngành mình trong khi trình diễn và giới thiệu, cũng nâng cao tinh thần đồng đội và tình bạn thân thiết giữa các sinh viên.”

Ngoài thời gian học tập tại Trung Quốc, nhà trường còn tổ chức cho sinh viên học tập, trao đổi tại các trường ở Việt Nam. Cô La Văn Thanh cho biết: "Năm 2011, chúng tôi đã thiết lập quan hệ trao đổi chuyên ngành tiếng Việt với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, với mô hình ba cộng một. Ba năm ở Trung Quốc, một năm hoặc nửa năm ở Việt Nam trong năm thứ ba." Các giáo viên chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tích cực giao tiếp với các bạn học ở Việt Nam, cô La Văn Thanh thường hỏi học sinh: "Nếu em đến Việt Nam du học, em muốn tìm hiểu về gì về văn hóa Việt Nam nhất?" Câu hỏi thứ hai là "Nếu em đến Việt Nam du học, em muốn giới thiệu với các bạn Việt Nam những gì về văn hóa Trung Quốc nhất?" Các sinh viên sẽ thảo luận những vấn đề này một cách tích cực và sôi nổi. Hình thức như vậy sẽ khơi dậy sự quan tâm lớn hơn và thúc đẩy giao lưu giữa thanh niên Trung Quốc và Việt Nam.

Cô La Văn Thanh cho rằng, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới luôn tỏa sáng và giao thoa với nhau. Học chuyên ngành ngôn ngữ phi thông dụng không chỉ có nghĩa là bạn sẽ tìm được một công việc tử tế, những gì mà chuyên ngành này mang lại không chỉ là sự thỏa mãn bề ngoài về nhu cầu vật chất, mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn, sẽ đóng góp cho công viêc ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, không chỉ vì sự phát triển của cá nhân, mà còn vì sự phát triển của quốc gia và thế giới. Cô thường nói với các học sinh trong lớp: "Là những người học ngôn ngữ, chúng ta có thể khiến các nền văn hóa đa dạng giao lưu và học hỏi lẫn nhau, để những nét đẹp của các nền văn hóa khác nhau có thể cùng chia sẻ, cùng nhau thể hiện vẻ đẹp rực rỡ."