{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Giới thiệu về khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây

Ngày đăng:2017-12-06 22:16:05   

 
1.    Tình hình chung

Quảng Tây tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là một khu tự trị của dân tộc Choang tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên tắt là “Quế”. Thủ phủ tại Nam Ninh. Quảng Tây có bờ biển ngắn nằm bên Vịnh Bắc Bộ.
Quảng Tây được chia ra 14 thành phố thuộc tỉnh (địa cấp thị), dưới nữa là 56 huyện, 34 quận, 12 huyện tự trị và 7 thị xã (huyện cấp thị). Năm 2016, dân số Quảng Tây là 48.38 triệu người.
 

Vào năm 1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Tráng theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Tráng là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Quảng Tây; tuy nhiên người Tráng vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây. Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.

Quảng Tây xưa là  “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế” , lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại.

 
 
 
Quảng Tây nằm ở phía nam Trung Quốc, Quảng Tây giáp giới với Vân Nam phía tây, Quý Châu phía bắc, Hồ Nam phía đông bắc, và Quảng Đông phía đông nam. Nó cũng có biên giới với Việt Nam phía tây nam (giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng SơnQuảng Ninh của Việt Nam) và Vịnh Bắc Bộ phía nam.

Quảng Tây có bờ biển ngắn nằm bên Vịnh Bắc Bộ. Các hải cảng chính là Bắc Hải, Khâm ChâuPhòng Thành Cảng. Đây không chỉ là một cửa ngõ quan trọng trong công cuộc mở cửa đối ngoại vùng miền Nam Trung Quốc, đồng thời còn là thông đạo trên biển quan trọng và tiện lợi nhất từ Trung Quốc đến vùng Đông Nam Á.
 
Tên gọi "Quảng Tây" bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành "Quảng Tây". Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.
 
Nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Vào năm 1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Tráng theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Tráng là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Quảng Tây; tuy nhiên người Tráng vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây. Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
 
Quảng Tây có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa hè thường dài và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 - 23 °C, trong khi lượng mưa hàng năm từ 1250 - 1750 mm.
      
Khu tự trị là nơi tập trung nhiều Người Tráng hơn 14 triệu, một trong những dân tộc thiểu số chính ở Trung Quốc. Hơn 90% người Tráng ở Trung Quốc sống ở Quảng Tây, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía Tây. Cũng có một số lượng khá người dân tộc thiểu số Người ĐồngNgười Miêu. Dân tộc thiểu số khác gồm: Người Dao, Người Hồi, Người Di, Lô Lô, Người Thủy, và Người Kinh (người Việt).

Quảng Tây nổi tiếng vì sự đa dạng ngôn ngữ. Ví dụ ở thủ phủ Nam Ninh, có tới bốn phương ngữ được nói: Quan thoại Phương Nam, Quảng Đông thoại, Bình Thoại, và tiếng Tráng.
 

Quy hoạch hành chính

Quảng Tây được chia ra 14 thành phố thuộc tỉnh (địa cấp thị), dưới nữa là 56 huyện, 34 quận, 12 huyện tự trị và 7 thị xã (huyện cấp thị), 1123 thị xã, tróng đó có 773 thị trấn, 291 thôn làng, 59 làng dân tộc, 120 cơ quan phố phường.
 
Thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tại Nam Ninh, là trong tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, là nơi tổ chức hội trợ quốc tế Trung Quốc – ASEAN.
 

Tài nguên phong phú

Quảng Tây có tài nguyên khoáng sản phong phú. Chứng minh rằng Quảng Tây có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Có trữ lượng lớn nhất là nhôm, thiếc. Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được 145 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Chiếm 45.8% trữ lượng loại khoáng đã được thăm dò toàn quốc.
 
Quảng Tây là vùng núi, có tài nguyên rừng cây phong phú. Dãy Nam Lĩnh nằm ở ranh giới phía đông bắc, với Việt Thành LĩnhHải Dương Sơn là những nhánh ngắn của Nam Lĩnh. Gần vào giữa tỉnh hơn có các núi Đại Dao SơnĐại Minh Sơn. Về phía bắc có các núi Đô Dương SơnPhượng Hoàng Sơn, còn ở vùng ranh giới đông nam có núi Vân Khai Đại Sơn. Đỉnh núi cao nhất Quảng Tây là Miêu Nhi Sơn, thuộc dãy Việt Thành Lĩnh, cao 2141 m. Nhiều con sông cắt qua các dãy núi tạo thành các thung lũng.
 

Quảng Tây có tài nguyên động vật và thực vật phong phú. Đã được phát hiện 1149 loại động vật trên cạn hoang dại có xương sống, chiếm 47.8% so với toàn quốc, thực vật hoang dại có hơn 10 nghìn loài. Đứng thư ba toàn quốc.