{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Bình luận: Mang thiên hạ trong lòng mới có thể nhận được sự tôn trọng và yêu mến của mọi người

Ngày đăng:2021-05-25 09:19:46   


    Khi đưa tin về việc Viện sĩ Trung Quốc Viên Long Bình qua đời, Thông Tấn xã Việt Nam viết, nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình đã lai tạo thành công giống lúa lai đầu tiên giúp hàng triệu người thoát khỏi nạn đói. Sinh thời, Viện sĩ Viên Long Bình có quan hệ mật thiết với các đồng nghiệp và chuyên gia về lúa lai Việt Nam, năm 2002, Chính phủ Việt Nam từng trao huân chương phát triển nông nghiệp và nông thôn cho Viện sĩ Viên Long Bình, ông cũng là sứ giả hữu nghị trong giao lưu và hợp tác kỹ thuật trồng lúa Trung Quốc – Việt Nam. Những ngày qua, sự qua đời của Viện sĩ Viên Long Bình đã thu hút sự quan tâm tại Trung Quốc và các nước trên thế giới. Viện sĩ Viên Long Bình có thể nhận được sự tôn trọng và yêu mến của nhiều người như vậy là điều không khó hiểu chút nào.



   Trước hết, Viện sĩ Viên Long Bình thực sự thực hiện “để người Trung Quốc ăn no”. Viện sĩ Viên Long Bình hồi còn trẻ từng tận mắt chứng kiến cảnh người chết đói, động lực phấn đấu ban đầu là để mọi người ăn no. Năm 1964, ông lai tạo thành công giống lúa lai có sản lượng cao thực dụng đầu tiên “Nam Ưu số 2”, sản lượng tăng hơn 20%/mẫu Trung Quốc (15 mẫu 1 héc-ta), mang lại hy vọng cho việc giải quyết vấn đề ấm no. Viện sĩ Viên Long Bình là người mở mang việc nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Trung Quốc, nhà khoa học đầu tiên trên thế giới tận dụng thành công ưu thế giống lúa lai, được tôn vinh là “cha đẻ lúa lai”. Qua sự tích lũy và phát triển hàng chục năm, sản lượng lương thực của Trung Quốc liên tiếp nhiều năm thực hiện tăng trưởng và bội thu, vấn đề ấm no từng quấy nhiễu nhân dân Trung Quốc đã được giải quyết triệt để.

    Hai là, Viện sĩ Viên Long Bình nhân rộng kỹ thuật trồng lúa lai đến các nước trên thế giới, hỗ trợ lương thực các nơi tăng sản lượng và bội thu. Ngay từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam đã thử trồng giống lúa lai tại khu vực miền Bắc. Viện sĩ Viên Long Bình từng nhiều lần đến Việt Nam đào tạo và chỉ đạo việc trồng giống lúa lai, mang đến cho địa phương kỹ thuật trồng lúa trên đất bị nhiễm phèn tiên tiến. Giống lúa chịu mặn do các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu và lai tạo hiện đã trồng thử thành công tại các tỉnh thành Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Cần Thơ, khiến người dân địa phương thu hoạch lúa gạo chất lượng cao trong môi trường bạc màu. Lúa lai còn được trồng đại trà tại các nước như Ấn Độ, Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Mỹ, Bra-xin, Ma-đa-ga-xca..., diện tích trồng trọt đạt 8 triệu héc-ta/năm, sản lượng trung bình cao hơn khoảng 2 tấn/héc-ta so với giống lúa chất lượng cao địa phương.

   Truyền thông các nước trên thế giới đánh giá cao sự đóng góp của Viện sĩ Viên Long Bình cho an ninh lương thực thế giới, Hãng tin AP của Mỹ đưa tin, ê-kíp của Viện sĩ Viên Long Bình hợp tác với hàng chục nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, dốc sức giải quyết vấn đề an ninh lương thực và suy dinh dưỡng. “Việc nghiên cứu lúa của ông đã giúp nuôi sống thế giới”. Hãng tin AFP của Pháp đưa tin, nhà khoa học nông nghiệp Viên Long Bình được tôn vinh là “anh hùng dân tộc Trung Quốc” do hỗ trợ phát triển lúa lai và làm dịu tình trạng nạn đói của hàng triệu người trên thế giới.

   Ba là, việc chuyên tâm nghiên cứu khoa học trong hàng chục năm khiến Viện sĩ Viên Long Bình nhận được sự tôn trọng của người dân trên thế giới. Trong công tác nghiên cứu và thực tiễn hàng chục năm qua, ê-kíp do Viện sĩ Viên Long Bình đứng đầu lập kỷ lục này đến kỷ lục khác về sản xuất lúa ở Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, sản lượng trung bình của lúa chịu mặn “Siêu Ưu Thiên Hiệu” của Viện sĩ Viên Long Bình đạt 802,9kg/mẫu, tương đương hơn 12.043,5kg/héc-ta, lập mức kỷ lục về sản lượng lúa trồng trên đất nhiễm mặn. Cuối năm ngoái, lúa lai thế hệ thứ ba,  cả lúa chiêm lẫn lúa mùa do Viện sĩ Viên Long Bình dẫn dắt ê-kíp nghiên cứu và lai tạo có sản lượng trung bình vượt 22.500kg/héc-ta, đạt 22.961,4kg, một lần nữa lập mức cao kỷ lục.

    Lúc công thành danh toại, Viện sĩ Viên Long Bình lại 10 năm như một ngày nghĩ đến những cánh đồng lúa đi cùng với mình. Có người nói rằng, ông trông như một người nông dân, cả đời bận rộn trên những cánh đồng. Cho đến đầu năm nay, ông vẫn kiên trì làm việc nghiên cứu khoa học tại Cơ sở Nam Phồn ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ông Viên Long Bình từng cho biết, ông có một điều kiện khi lựa chọn nghiên cứu sinh, không ra đồng không được. Chỉ có đích thân ra đồng làm việc mới có thể trải nghiệm sự gian khổ của lao động và sự quý báu của lương thực. Chính vì sự bền bỉ và chặt chẽ cẩn thận trong nghiên cứu khoa học lúa, Viện sĩ Viên Long Bình đã làm cảm động vô số người.


   
     Tấm lòng thương xót và tinh thần trách nhiệm coi việc nước là nhiệm vụ của mình của Viện sĩ Viên Long Bình chính là nguyên nhân khiến ông nhận được sự tôn trọng và yêu mến của cả thế giới, cũng là sự thể hiện về giá trị quan truyền thống của Trung Quốc. Đúng như Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc viết bài tưởng niệm Viện sĩ Viên Long Bình, cho biết lúa lai do Viện sĩ Viên Long Bình nghiên cứu và phát triển khiến hàng triệu người thoát khỏi nạn đói, ông là “anh hùng lương thực thực sự”. Mặc dù Viện sĩ Viên Long Bình đã ra đi, nhưng di sản và sứ mệnh chấm dứt nạn đói của ông vẫn sẽ tiếp tục.
                                                 Nguồn :  Biên tập viên Mẫn Linh ( Crionline)