{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

太平古城——品壮乡风韵

Thành cổ Thái Bình

Ngày đăng:2021-06-04 09:54:22   
    Màn đêm buông xuống, những chiếc đèn hoa bắt đầu lung linh tỏa sáng, ánh sáng đèn màu lấp lánh cả trong và ngoài thành cổ, vô cùng rực rỡ. Dưới những kiến trúc đồ sộ, uy nghi kiểu nhà Minh, du khách đông như mắc cửi, đôi khi có những du khách mặc Hán phục, sườn xám lướt ngang qua, bỗng dưng quên mất rằng bản thân đang ở thời hiện đại hay thời cổ đại. Nơi đây chính là thành cổ Thái Bình tọa lạc bên bờ sông Tả Giang, Sùng Tả, Quảng Tây.



   Thành cổ Thái Bình nằm ở khu Giang Châu, thành phố Sùng Tả. Thành cổ phủ Thái Bình nằm trong thành cổ Thái Bình là phủ lỵ xây bằng đá từ thời nhà Minh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Quảng Tây cho đến nay, và được công nhận là Đơn vị bảo tồn di vật văn hóa trọng điểm của Khu tự trị vào năm 2000. Nhằm tăng cường bảo tồn thành cổ, thành cổ Thái Bình hiện nay được phục dựng lại dựa trên khảo chứng địa điểm cũ của thành cổ, đã tái hiện lại phong cách và diện mạo của thành cổ Thái Bình thời xưa, đồng thời kết hợp văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc Choang với đặc điểm kiến trúc nhà ở của Quảng Tây để tạo nên một quần thể du lịch văn hóa tổng hợp - Thành cổ Thái Bình. Thành cổ đã tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt của người xưa cách đây hơn 600 năm, kiến trúc đường phố giống như hình ảnh thu nhỏ của “Thanh minh thượng hà đồ”, nơi đây đã nhanh chóng trở thành địa điểm check-in mới ở Sùng Tả nổi tiếng trên mạng xã hội, nhận được sự chào đón của du khách.

   Thành phố Sùng Tả có bề dày văn hóa đặc sắc, Thành cổ Thái Bình trước khi phục dựng lại được bắt đầu xây dựng từ năm thứ 5 Hồng Đức của triều đại nhà Minh - năm 1372, lúc bấy giờ, thành được xây dựng bằng tường đất, có tổng cộng 5 cổng Đông, Nam, Tiểu Tây, Đại Tây, Bắc. Năm thứ 6 Vĩnh Lạc của thời nhà Minh, nước sông Tả Giang dâng cao khiến cho tường thành bị sụp đổ, nên phải dùng đá xây thay thế. Từ cuối thời nhà Minh đến thời nhà Thanh, lại trải qua nhiều lần sửa chữa do bị nước lũ cuốn sập. Đến thời kỳ Dân quốc, do nhiều năm không được sửa chữa, nên các bức tường thành bị sụp đổ dần từng năm.

   Tháng 5 năm 2018, để bảo tồn tốt hơn nữa những di tích còn sót lại của thành cổ, Dự án Cải tạo thành cổ Thái Bình bao gồm các công trình sửa chữa tường thành cổ, cải tạo thành cũ, cải tạo hệ thống nước lầu cổng thành… đã được khởi công xây dựng, khu du lịch thành cổ Thái Bình được tu sửa lại nằm ở chính vị trí của thành cổ phủ Thái Bình.




   Khu du lịch thành cổ Thái Bình sau khi phục dựng chiếm diện tích 1.980 mẫu với tổng mức đầu tư 1,778 tỷ Nhân dân tệ, cổng thành cổ uy nghi tráng lệ, kiến trúc lầu, gác của cổ trấn… đồ sộ, sừng sững gây sửng sốt. Ban ngày, lượng lớn các kiến trúc giả cổ trong thành cổ và các lầu thủy tạ mang phong vị cổ xưa làm nổi bật lên cảnh sắc tươi đẹp của phong cảnh thiên nhiên, khiến người ta có cảm giác như đang bước vào khung cảnh cuộc sống thời cổ đại; ban đêm, trong thành cổ ánh đèn rực rỡ, màu sắc lung linh, giống như một cung điện giữa nhân gian, khiến người ta như xuyên không trở về thời kỳ phồn thịnh của thời cổ đại chỉ trong nháy mắt, thật đáng kinh ngạc.

  Là một trong những dự án xây dựng thành phố quan trọng và dự án trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa của thành phố Sùng Tả những năm gần đây, ngoài những cảnh sắc khiến người ta phải trầm trồ, thán phục bên trong thành cổ Thái Bình, các hạng mục tiện ích thành phố, trải nghiệm phong tục dân tộc, món ngon địa phương, vui chơi giải trí, khu trải nghiệm di sản phi vật thể, khu sáng tạo văn hóa và các homestay theo chủ đề đều được trang bị đầy đủ, có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm tiêu dùng một cửa “du lịch, mua sắm, vui chơi, ăn, ở, đi lại” của du khách, để du khách có một nơi nghỉ dưỡng lánh xa cuộc sống phồn hoa, náo nhiệt.

• Địa chỉ Thành cổ Thái Bình: Số 2, đường Thái Bình, quận Giang Châu, thành phố Sùng Tả

• Vé vào cửa: Mở cửa miễn phí

• Thời gian mở cửa: Cả ngày
 
                                                                                      Nguồn:  Tạp chí Hoa Sen. 
                                                                                     
                                                                                       Ảnh : IC photo