{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中国杂交水稻助东南亚解决“吃饭问题”

Lúa lai Trung Quốc giúp Đông Nam Á giải quyết “vấn đề cơm ăn”

Ngày đăng:2019-01-08 21:01:38   

  

 

 

  Vào những năm đầu thập niên của thế kỷ 20, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đưa việc nhân rộng lúa lai vào các biện pháp chiến lược hàng đầu nhằm giải quyết vấn đề thiếu lương thực của các nước đang phát triển. Hiện nay, tại các nước Đông Nam Á trong đó có Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam ... đều có thể nhìn thấy lúa lai Trung Quốc được trồng trên diện rộng. Những "lúa nước diệu kỳ" đến từ Trung Quốc này đã mang lại tia sáng giải quyết "vấn đề cơm ăn" cho người dân Đông Nam Á. Trung tâm Nghiên cứu lúa lai nhiệt đới Phi-li-pin nằm ở tỉnh Laguna ở phía Nam Thủ đô Ma-ni-la. Vào cuối thập niên của thế kỷ trước, ê-kíp của ông Viên Long Bình, cha đẻ của lúa lai Trung Quốc đã cử chuyên gia lúa lai Trung Quốc đến tỉnh này triển khai hợp tác nghiên cứu thí nghiệm với Trung tâm này. Trong gần năm qua, trên mảnh đất này, các chuyên gia Trung Quốc cùng hợp tác nghiên cứu khai thác, nhân rộng lúa lai với trung tâm nghiên cứu này, không những đã thúc đẩy nâng cao kỹ thuật ươm trồng lúa lai của Phi-li-pin, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, mà còn gieo hạt giống hữu nghị Trung Quốc-Phi-li-pin trong lòng người dân Phi-li-pin.

  Một dân làng cho biết, "Hiện nay, sản lượng lúa lai của chúng tôi cao hơn 60% so với lúa bình thường, thu nhập của mọi người cũng không ngừng gia tăng, chúng tôi hết sức cảm ơn ‘kỹ thuật diệu kỳ’ của Trung Quốc, cảm ơn các bạn Trung Quốc!"

  Theo số liệu của Cục Thống kê nhà nước Phi-li-pin, tỷ lệ tự túc lương thực của nước này năm đã đạt tới 95,1%, tăng 6% so với năm 2015, điều này trên mức độ rất lớn là nhờ việc nhân rộng kỹ thuật lúa lai.

  Vào những năm đầu thập niên của thế kỷ trước, Việt Nam bắt đầu trồng thử lúa lai đến từ Trung Quốc tại miền Bắc. Với đặc điểm ưu việt sản lượng cao, sức chống sâu bệnh mạnh khiến các hộ trồng trọt địa phương được hưởng lợi từ lúa lai, các cơ quan nông nghiệp Việt Nam cũng khuyến khích những nơi có điều kiện tiếp tục nhân rộng trồng lúa lai.

  Vì vậy, chuyên gia lúa lai Trung Quốc nhiều lần đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa ở miền Nam Việt Nam, khảo sát thực địa môi trường trồng lúa, và đưa ra các biện pháp và phương án ứng phó các loại thiên tai như hạn hán, ngập mặn v.v thường xuyên xuất hiện ở địa phương. Hiện nay, một số giống lúa chịu được chua mặn do chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu đã trồng thử thành công tại tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khiến người dân địa phương cũng có thể thu hoạch lúa gạo chất lượng cao trong môi trường khó trồng trọt.

  Ngoài ra, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động của Trung Quốc như "Thí điểm và nhân rộng lúa lai chất lượng cao nhiệt đới tại các nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan v.v.", chia sẻ các thành quả nghiên cứu về ươm giống tiêu chí phân tử lúa và gien liên quan đến chống bệnh đạo ôn, rận lúa của các đơn vị nghiên cứu khoa học Trung Quốc, giao lưu khái niệm mới "xuyên nông nghiệp" về giải quyết vấn đề nông nghiệp bằng công nghệ cao phi nông nghiệp như công nghệ laser, công nghệ nhận dạng quang điện, tự động hóa và tin học hóa v.v.

  Năm 2010, "Dự án hợp tác kỹ thuật lúa lai Trung Quốc-In-đô-nê-xi-a" chính thức khởi động tại In-đô-nê-xi-a. Tính đến năm 2015, kỹ thuật lúa lai Trung Quốc đã nhân rộng đến tỉnh của In-đô-nê-xi-a, sản lượng mỗi héc-ta cao gấp hai lần trở lên so với giống lúa bản xứ.