{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Món ăn vặt Trung Quốc mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình quan tâm biến thân thành “món ăn vặt thế giới”

Ngày đăng:2021-03-29 15:58:10   
 

     Trong thời gian làm việc tại tỉnh Phúc Kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng có 11 chuyến điều tra, nghiên cứu tới cùng một nơi. Dưới sự thúc đẩy của Tổng Bí thư, “món ăn vặt Sa Huyện” đi ra toàn quốc, cũng đi ra các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nơi đây chính là ở thành phố Tam Minh. Ngày 23/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa đặt chân đến mảnh đất này. Cùng với chuyến thăm Tam Minh lần thứ 12 của Tổng Bí thư, mọi người biết được càng nhiều câu chuyện năm xưa, cũng hiểu sâu sắc hơn về các món ăn vặt dân dã của Sa Huyện.
 


      Dân dĩ thực vi thiên (nghĩa là người dân lấy cái ăn làm trọng), ở Trung Quốc, nhà nhà đều biết đến các món ăn vặt dân dã của Sa Huyện. Chiều ngày 23/3, Tổng Bí thư đến thôn Du Bang, thị trấn Hạ Mậu, quận Sa Huyện, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến khảo sát. Tại thôn với hàng nghìn dân số này, hơn 60% dân làng lần lượt ra ngoài kinh doanh các món ăn vặt dân dã của Sa Huyện.



    Thôn Du Bang có phố đồ ăn Sa Huyện, cửa hàng san sát hai bên phố, mì, xíu mại, bánh dày...các loại biển hiệu hết sức bắt mắt. Khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm phố đồ ăn, rất nhiều quán ăn đang nhiệt tình chào mời thực khách.

    Tại thôn Du Bang, Sa Huyện, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khảo sát Bảo tàng Văn hóa phong tục tập quán và đồ ăn đặc sắc Hạ Mậu. Trong bảo tàng, cái bắt mắt nhất là tiệc mừng thọ thịnh soạn, các đồ ăn Sa Huyện được ghi chép lại tổng cộng có hơn 240 món, nổi tiếng nhất là vằn thắn, mì trộn và bánh chẻo hấp.



      Với bề dày văn hóa ẩm thực sâu đậm, người Sa Huyện cần cù không những phát triển phố ẩm thực, mà còn đi ra con đường làm giàu. Đồ ăn Sa Huyện từ món ăn vặt dân dã biến thân thành món ăn vặt thế giới, các thành phố Đông Nam Á gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Băng-cốc, Viêng Chăn đều không thiếu bóng dáng của đồ ăn Sa Huyện, các thành phố như Tô-ky-ô, Niu Oóc, Pa-ri cũng có quán ăn Sa Huyện.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình quan tâm đồ ăn Sa Huyện. Tháng 3/1999, trong chuyến khảo sát Sa Huyện, đồng chí từng hiến kế cho đồ ăn Sa Huyện: “Cần tổng kết nghiêm túc, tăng cường nghiên cứu và tập huấn, đi sâu khai thác không gian mở rộng ngành đồ ăn”. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm thị trấn Hạ Mậu. Tháng 8/2000, đồng chí từng có buổi giao lưu với dân làng tại thị trấn Hạ Mậu. Lúc đó, đồng chí đề xuất, “cần tìm đúng điểm nâng đỡ sự phát triển kinh tế sau này, đặc biệt cần tăng cường ngành dịch vụ khu vực 3 với trụ cột là ngành đồ ăn Sa Huyện, khiến ngành nghề này trở thành điểm tăng trưởng kinh tế mới”.


    Hơn 20 năm sau, đồ ăn Sa Huyện đã thu được thành tích lớn: Tổng số quán ăn đạt 88 nghìn, thu hút hơn 300 nghìn lao động, doanh thu vượt quá 50 tỷ Nhân dân tệ/năm.

     Tại thôn Du Bang, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trọng điểm tìm hiểu tình hình thúc đẩy chấn hưng nông thôn. Yêu cầu chung đặt ra cho công tác chấn hưng nông thôn gồm “20 từ”: Ngành nghề thịnh vượng, sinh thái đáng sống, nếp sống văn minh, trị lý hiệu quả, cuộc sống sung túc. Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhấn mạnh “ngành nghề thịnh vượng là tiền đề giải quyết mọi vấn đề ở nông thôn”. Từ ngành trồng mộc nhĩ và rau kim châm nhấn mạnh trong các chuyến khảo sát trong nước năm ngoái đến lần này điều tra, nghiên cứu ngành trồng chè ở Vũ Di Sơn, rồi là quan tâm ngành đồ ăn Sa Huyện đều đã thể hiện mối quan tâm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình dành cho việc phát triển lớn mạnh các ngành nghề đặc sắc ở nông thôn.

                                                                           Nguồn: Crionline