{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Nét đẹp của chữ Hán viết nên niềm tự tin về văn hóa

Ngày đăng:2017-10-31 15:40:45   

 

 

 

  Tại Viện Bảo tàng Văn tự Trung Quốc ở An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khán giả có thể nhìn thấy hình ảnh Thương Hiệt với con mắt—thần sáng tạo chữ Hán theo truyền thuyết, Giáp Cốt văn khắc trên mai rùa vẫn rõ nét, Kim văn đúc trên đồ đồng đen ghi nhận dấu ấn năm tháng, v.v. Tại bảo tàng này, khán giả có thể tìm hiểu mạch lạc diễn biến của văn tự Trung Quốc từ Giáp Cốt văn, Kim văn đến Triện Thư, Lệ Thư và Khải Thư.

 

 

 

 

  Tháng vừa qua, Hội nghị chữ Hán quốc tế Trung Quốc năm diễn ra tại An Dương, tỉnh Hà Nam, hàng trăm nhà Hán học, học giả nghiên cứu chữ Hán đến từ Trung Quốc và nước ngoài sum họp tại Viện Bảo tàng Văn tự Trung Quốc. Hội nghị đã tổ chức các hoạt động giao lưu học thuật, khảo sát xã hội, v.v., để mọi người tham dự hội nghị cảm nhận nét đẹp của chữ Hán, góp phần nâng cao tầm ảnh hưởng của chữ Hán trên trường quốc tế.

 

  Trong cuộc sống thường ngày của người Trung Quốc, đâu đâu cũng có chữ Hán—hóa thạch sống của lịch sử. Qua mỗi một chữ Hán, người ta không ngừng khám phá mật mã lịch sử nghìn năm, tìm hiểu lô-gích của người sáng tạo ra chữ Hán hàng nghìn năm trước, phát hiện bộ mặt tương tự trong cuộc sống ngày nay, và từ đó hình thành sự tồn tại liên tiếp của văn minh Trung Hoa.

 

 

 

 

  Giáo sư trường Đại học An Huy, Chủ tịch Hội Văn tự Trung Quốc Hoàng Đức Khoan cho biết, kể từ Giáp Cốt văn xuất hiện vào đời nhà Thương đến nay, hệ thống chữ Hán phát triển có trật tự và liên tục, chưa bao giờ ngừng nghỉ sự vận động và thay đổi bên trong. Giáo sư Hoàng Đức Khoan cho biết, trong lịch sử phát triển văn minh thế giới, là hệ thống ký hiệu văn tự tập hợp hình, âm và nghĩa, chữ Hán có nội hàm văn hóa phong phú và tầm ảnh hưởng rộng khắp, là phương tiện chuyên chở chính kế thừa và nêu cao văn hóa Trung Hoa.

 

 

 

 

  Từ Giáp Cốt văn đến Tiểu Triện, chữ Hán trải qua quá trình phát triển từ chữ tượng hình đến chữ mang ý nghĩa, hình dáng của chữ từng bước thoát khỏi hình ảnh cụ thể của sự vật. Sự xuất hiện của Tiểu Triện đã khắc phục tình hình nhiều chữ viết của các địa phương khác nhau, mở đầu lịch sử có chữ viết thống nhất. Sự xuất hiện của Lệ Thư vào đời nhà Hán đã đặt nền móng cho hình dáng và kết cấu của chữ Hán hiện đại. Sau đó, các loại chữ như Thảo Thư, Khải Thư, Hành Thư nhanh chóng xuất hiện, không những đáp ứng nhu cầu viết công văn và cuộc sống thường ngày, mà còn hình thành nghệ thuật thư pháp mang đậm đặc sắc phương Đông.

 

  Sự thống nhất của văn tự đã thúc đẩy mạnh mẽ quảng bá văn hóa giữa các dân tộc, phát huy vai trò quan trọng trong sự đồng thuận của dân tộc Trung Hoa và sự thống nhất của Trung Quốc. Giáo sư Học viện Mỹ thuật Trung ương, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật và thiết kế văn tự Trung Quốc Vương Mẫn cho biết, kể từ Giáp Cốt văn đời nhà Thương, chữ Hán luôn song hành cùng sự phát triển của văn hóa Trung Hoa, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình văn minh.

 

  Một du khách tham quan Viện Bảo tàng Văn tự Trung Quốc cho biết, chữ Hán mà người ta thường ngày không lưu ý lại chứa đựng học vấn uyên sâu, mỗi đường nét, mỗi bộ chữ, mỗi hình dáng đều có thể truy tìm nghĩa gốc của nó.

 

  Chữ Hán là phương tiện chuyên chở văn hóa Trung Hoa, chứa đựng mật mã văn hóa Trung Hoa.

 

 

 

 

  Tại Hội nghị chữ Hán quốc tế Trung Quốc năm diễn ra ở An Dương, Đại sứ Guy-a-na Ba-nây Ca-ran (Bayney Karran) cho biết, cùng với sự hiểu biết đối với văn hóa Trung Hoa ngày một sâu sắc, ông đã có hứng thú nồng nàn đối với cội nguồn của văn tự Trung Hoa.

 

  Những năm qua, "Cơn sốt Hán học" không ngừng nóng lên ở nước ngoài. Giống như đông đảo quốc gia khác, ở Guy-a-na hiện đã có một Học viện Khổng Tử và bắt đầu giảng dạy lớp học tiếng Trung.

 

 

 

 

  Giáo sư trường Đại học Ky-ô-tô Nhật Bản Át-xu-gi Tét-xu-ji (Atsuji Tetsuji) đã làm việc ở Bảo tàng chữ Hán của Nhật Bản sau khi về hưu. Giáo sư cho biết, trong năm kể từ khi bảo tàng đi vào hoạt động, Bảo tàng chữ Hán của Nhật Bản đã tiếp đón nghìn lượt người tham quan. Giáo sư Át-xu-gi Tét-xu-gi còn cho biết, hiện nay, những người tham quan đến thăm bảo tàng không phải là chuyên gia nghiên cứu chữ Hán, mà là người yêu thích chữ Hán.

 

 

 

 

  Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký hợp tác nước Trung-Nhật-Hàn Hàn Mai cho biết, ba nước Trung-Nhật-Hàn đều thuộc vành đai văn hóa chữ Hán. Trong lịch sử văn hóa chữ Hán hàng nghìn năm qua, ba nước học tập, tham khảo lẫn nhau, đã hình thành bề dày văn hóa Đông Á qua trao đổi, giao lưu bằng chữ Hán. Phó Tổng Thư ký Hàn Mai còn cho biết, từ điển chữ Hán thông dụng Trung-Nhật-Hàn đầu tiên đã hoàn thành xác nhận các từ vựng và chỉnh lý ý nghĩa giải thích, từ điển này sẽ không ngừng thúc đẩy sự phát triển của chữ Hán, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nước.

 

 

 

 

  Trên thực tế, là phương tiện chuyên chở văn minh Trung Hoa, chữ Hán từng được quảng bá đến nhiều nước Đông Á, hình thành vành đai văn hóa chữ Hán. Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Hộ Tư Xã cho biết, trong bối cảnh thúc đẩy sáng kiến "Một vành đai, một con đường" ngày nay, ngày càng nhiều bạn bè nước ngoài có hứng thú nồng nàn đối với chữ Hán, Trung Quốc cũng đang tích cực giới thiệu chữ Hán trước thế giới.

 

  Những năm qua, Triển lãm quốc tế chữ Hán giới thiệu toàn diện nguồn gốc, quá trình phát triển, diễn biến của chữ Hán lưu diễn ở khắp nơi trên thế giới, nhận được sự đánh giá cao và phản hồi nhiệt liệt từ các giới xã hội của các nước. Chữ Hán đang dần dần trở thành chìa khóa giúp nhân dân các nước mở ra cánh cửa kho tàng văn hóa Trung Hoa, trở thành sứ giả thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nước ngoài.

 

 

 

 

  Người Trung Quốc thường nói: "Chữ thể hiện tính cách người viết", "Nhìn chữ đoán người". Chữ hình vuông trong văn hóa Trung Quốc không những là công cụ trao đổi về ngôn ngữ, mà còn có thể tu dưỡng tâm hồn. Nhà Hán học, người Nga Persky cho biết, chữ Hán không những có sức cuốn hút về thưởng thức nghệ thuật, mà còn có giá trị về phương tiện chuyên chở tinh thần. Phương Tây cũng có thư pháp, nhưng rất ít người phương Tây cho rằng tập luyện thư pháp có lợi cho tu dưỡng tâm hồn, đây là nội hàm chỉ có của chữ Hán Trung Quốc.

 

  Ông Pesky cho biết, công phu Trung Quốc không nhất thiết phải tìm hiểu qua võ thuật, Thái Cực quyền, nếu nắm bắt điều then chốt về thư pháp, cũng có thể hiểu rõ bí mật của công phu.

 

  Ngoài ra, là công cụ truyền bá thông tin, các phông chữ dùng trong ấn phẩm có giá trị thẩm mỹ không ngừng được nâng cao. Giáo sư Vương Mẫn cho biết, năm trước, Trung Quốc chỉ có khoảng phông chữ và một vài công ty thiết kế phông chữ. Đến nay, chữ Hán đã có phông chữ. Những năm qua, các hoạt động về phông chữ vốn rất hiếm thấy đã dần dần trở thành bình thường và có nhiều người quan tâm.

 

 

 

 

  Chữ Hán có mạch lạc rõ nét từ thời cổ đại đến ngày nay, đây là cơ sở cho kế thừa văn hóa dân tộc và niềm tin về văn hóa. Giáo sư Hoàng Đức Khoan cho biết, cống hiến của chữ Hán đối với sự kế thừa và phát triển văn hóa lịch sử Trung Hoa, không những được thể hiện ở chỗ ghi lại khách quan văn hóa lịch sử Trung Hoa uyên bác sâu rộng, mà còn được thể hiện là văn tự cổ duy nhất trên thế giới, vượt quá thuộc tính thông thường là chữ viết ghi lại ngôn ngữ, trở thành hệ thống ký hiệu văn hóa vừa đặc sắc vừa có nội hàm phong phú.