{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Chuyên gia Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về việc thiết lập cơ chế quốc tế công nhận lẫn nhau đối với mã vạch sức khỏe QR

Ngày đăng:2020-12-02 17:55:35   

  Theo tin Đài chúng tôi: Về một số sáng kiến đề xuất gần đây của Trung Quốc về việc dẫn dắt cộng đồng quốc tế ứng phó thách thức mang tính toàn cầu trong đó có dịch Covid-19, mới đây, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam Nguyễn Minh Hoàn cho biết, trong số các sáng kiến được đề xuất tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ Nhóm các nền kinh tế phát triển mới nổi và hàng đầu thế giới G20, chúng tôi thấy nổi bật sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi kêu gọi các nước cùng thiết lập cơ chế quốc tế công nhận lẫn nhau đối với mã vạch sức khỏe QR dựa theo kết quả xét nghiệm axit nucleic.

 

 

PGS, TSNguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học,

 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam

 

  Ông Nguyễn Minh Hoàn cho rằng, cơ chế quốc tế sử dụng mã sức khỏe QR làm thẻ thông hành quốc tế là một biện pháp khả thi và nếu được nhiều nước hưởng ứng và cùng triển khai thực hiện, ông nói: "Đây sẽ là một cơ chế chống lại đại dịch Covid- một cách hữu hiệu và tạo điều kiện thuận lợi để khai thông và tăng cường giao thương kinh tế, khôi phục lại chuỗi cung ứng và sản xuất quốc tế, đảm bảo cho mọi lĩnh vực sớm trở lại hoạt động bình thường mới khi người dân các nước có thể đi lại một cách thuận lợi trong một trật tự được quản lý tốt. Đối với Việt Nam, một nước đang được kiểm soát tốt sự lây lan của đại dịch Covid- và hiện là một nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì việc tham gia cơ chế này sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp tục đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng khôi phục các chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh với các nước, nhất là với Trung Quốc. Chúng tôi cũng cho rằng, để nhanh chóng thực hiện được cơ chế này, thì ngoài việc các nước cùng nhau xây dựng được hệ thống tiêu chí chung cho việc sử dụng thống nhất mã sức khỏe QR phù hợp theo đặc điểm của mỗi nước, thì việc Trung Quốc với vai trò tiên phong của mình, tích cực thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ về tài chính, công nghệ, kỹ thuật, trước hết là cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh chóng cho cơ chế này sớm được thực thi."

 

  Ngoài việc kêu gọi các nước cùng thiết lập cơ chế quốc tế công nhận lẫn nhau đối với mã vạch sức khỏe QR dựa theo kết quả xét nghiệm A-xít Nu-cờ-lít ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin và tranh thủ để vắc-xin trở thành sản phẩm công cộng và người dân có thể sử dụng và có khả năng chi trả. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hoàn cho biết, đây là một trong những lý do chính để nhiều quốc gia, nhất là Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển mong muốn được sử dụng vắc-xin do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Ông nói: "Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, cho đến nay, nhiều loại vắc-xin đã được thử nghiệm kịp thời và đưa vào sản xuất sử dụng phổ biến. Như Trung Quốc đã tuyên bố, việc nghiên cứu phát triển thử nghiệm và sản xuất vắc-xin, để sớm đưa vào sử dụng rộng rãi, trước hết vì mục đích chống Đại dịch Covid-19, chứ không phải vì mục đích lợi nhuận đơn thuần. Trên tinh thần đó, Trung Quốc cam kết, dành sự giúp đỡ và hỗ trợ các nước đang phát triển khác, tranh thủ để vắc-xin trở thành sản phẩm công cộng và người dân có thể sử dụng và có khả năng chi trả. Chúng tôi cho rằng, đây là một trong những lý do chính để nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển mong muốn được sử dụng vắc-xin do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Hơn nữa, chúng tôi cũng thấy rằng, trên tinh thần ‘Cùng chung vận mệnh’ của Trung Quốc được cụ thể hoá qua các sáng kiến đóng góp cho các Hội nghị quốc tế, cũng là lý do để các nước đang phát triển tin tưởng và mong muốn được sử dụng vắc-xin của Trung Quốc trong thời gian tới. Chúng tôi thấy, việc Trung Quốc tiếp tục trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phát triển sản xuất và phân phối vắc-xin chống Covid- cho Việt Nam sẽ là biện pháp hiệu quả để hai nước cùng chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, và đây cũng chính là điều kiện tốt cho việc tăng cường đẩy mạnh giao lưu hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa hai nước".