{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Tình hữu nghị đặc biệt đằng sau hội nghị thượng đỉnh đặc biệt

Ngày đăng:2020-07-13 17:00:58   

 

 

  Tối 17/6, giờ Bắc Kinh, Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Trung Quốc – châu Phi đoàn kết chống dịch do Trung Quốc cùng Nam Phi—nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi và Xê-nê-gan—Đồng Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi cùng khởi xướng, đã diễn ra theo hình thức trực tuyến, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì và có bài phát biểu đề dẫn nhan đề "Đoàn kết chống dịch, cùng vượt qua khó khăn" tại Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt lần này.

 

  Trong thời điểm quan trọng toàn cầu phòng chống dịch COVID-19, nhà lãnh đạo Trung Quốc và nước ngoài khắc phục sự chênh lệch về múi giờ, tề tựu với hình thức trực tuyến. Chủ tịch Tập Cận Bình nghiêm túc cam kết rằng: "Trung Quốc trân trọng mối tình hữu nghị truyền thống Trung Quốc – châu Phi, bất kể tình hình thế giới diễn biến ra sao, Trung Quốc quyết không dao động quyết tâm tăng cường đoàn kết hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi". "Chúng ta nên kiên trì nhân dân trên hết, tính mạng trên hết, điều phối chung các nguồn lực, đoàn kết hợp tác, đưa ra nỗ lực tối đa để bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của nhân dân, giảm tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh".

 

  Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt diễn ra trong thời khắc then chốt này một lần nữa thể hiện tình anh em hoạn nạn có nhau giữa Trung Quốc và châu Phi.

 

  Năm 2013, trước thềm chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức Chủ tịch nước, khi trả lời cuộc phỏng vấn chung của phương tiện truyền thông các nước Nhóm BRICS, Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói: "Trung Quốc, châu Phi thân như một nhà. Người Trung Quốc ở lứa tuổi tôi, thuở nhỏ trưởng thành trong không khí hữu nghị Trung Quốc – châu Phi, có hứng thú nồng nàn với châu Phi, thuộc tên của các nhà lãnh đạo tiền bối của một số nước châu Phi, quen thuộc các giai thoại hữu nghị Trung Quốc – châu Phi như tuyến đường sắt Tan-da-ni-a – Dăm-bi-a, v.v".

 

  "Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu". Trung Quốc và châu Phi tuy xa cách trăm núi ngàn sông, nhưng giao lưu hữu nghị Trung Quốc – châu Phi có động lực đầy đủ, và có từ lâu.

 

  Nhân dân Trung Quốc và châu Phi mãi mãi ghi nhớ, thập niên 50, của thế kỷ 20, thế hệ lãnh đạo thứ nhất của nước Trung Quốc mới như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các nhà chính trị tiền bối của châu Phi cùng mở ra kỷ nguyên mới của quan hệ Trung Quốc – châu Phi. Từ thời đó, nhân dân Trung Quốc và châu Phi ủng hộ lẫn nhau, hợp tác chân thành, hình thành tình hữu nghị anh em cùng một vận mệnh, kết nối trái tim.

 

  Nhân dân Trung Quốc và châu Phi không thể lãng quên tuyến đường sắt Tan-da-ni-a – Dăm-bi-a và Trung tâm Hội nghị Liên minh châu Phi do Trung Quốc viện trợ xây dựng là cột mốc đánh dấu tình hữu nghị Trung Quốc – châu Phi. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dẫn đầu vươn tay hỗ trợ trong hành động viện trợ châu Phi chống dịch Ê-bô-la, dẫn dắt cộng đồng quốc tế viện trợ châu Phi chống dịch, thể hiện tình anh em hoạn nạn có nhau giữa Trung Quốc và châu Phi. Các nước châu Phi ủng hộ Trung Quốc trở về Liên Hợp Quốc, tích cực quyên góp cho Trung Quốc sau khi các nơi như Vấn Xuyên, Ngọc Thụ của Trung Quốc xảy ra động đất nghiêm trọng...

 

  Đồng chí Tập Cận Bình "thuở nhỏ trưởng thành trong không khí hữu nghị Trung Quốc – châu Phi", giữ tình cảm sâu đậm với nhân dân châu Phi, trong chuyến công du đầu tiên sau khi đắc cử Chủ tịch nước năm và tái đắc cử Chủ tịch nước năm đều bao gồm châu Phi—"lục địa tràn đầy hy vọng". Tính đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lần thăm châu Phi, trong đó có lần trên cương vị Chủ tịch nước.

 

  "Trung Quốc và châu Phi luôn là cộng đồng cùng chung vận mệnh. Vì có sự từng trải lịch sử tương đồng, chặng đường phấn đấu tương đồng, nhân dân Trung Quốc và châu Phi đã hình thành tình hữu nghị sâu đậm". "Bất kể Trung Quốc phát triển đến mức nào, Trung Quốc mãi mãi coi các nước châu Phi là bạn bè hoạn nạn có nhau". Lịch sử và năm tháng kể lại tình hữu nghị truyền thống này, cũng đã chứng kiến tình anh em cùng một tấm lòng, giúp đỡ lẫn nhau.

 

  Năm 2020, dịch COVID- hoành hành trên thế giới, đối mặt nguy cơ chưa từng có, Trung Quốc và châu Phi hỗ trợ lẫn nhau, kề vai chiến đấu.

 

  Chủ tịch Tập Cận Bình lần lượt có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo của nước Ê-ti-ô-pi-a, Ai Cập, Na-mi-bi-a và Nam Phi, thể hiện quyết tâm đoàn kết chống dịch, gắn kết tình cảm anh em Trung Quốc – châu Phi.

 

  "Cây có rễ ăn sâu mới có cành lá xum xuê; đốt nến khi thêm đủ mỡ mới sáng". Đúng như Chủ tịch Tập Cận Bình nói: "Đối mặt dịch COVID-19, Trung Quốc và châu Phi càng đoàn kết hơn, sự tin cậy hữu nghị càng được củng cố".

 

  Trung Quốc và châu Phi có tình hữu nghị sâu đậm, ước mơ tương đồng, là Cộng đồng cùng chung vận mệnh vui buồn có nhau và Cộng đồng cùng chung lợi ích hợp tác cùng thắng. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần: Trung Quốc phát triển tốt, châu Phi sẽ phát triển thuận lợi hơn; châu Phi phát triển thuận lợi, Trung Quốc sẽ phát triển càng tốt hơn.

 

  Tại Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Trung Quốc – châu Phi đoàn kết chống dịch, Trung Quốc và châu Phi đối mặt nhiệm vụ gian nan chống dịch COVID-19, ổn định kinh tế và đảm bảo dân sinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra điều "kiên định bất di bất dịch", đó là: kiên định bất di bất dịch tay trong tay ứng phó dịch bệnh; kiên định bất di bất dịch thúc đẩy hợp tác Trung Quốc – châu Phi; kiên định bất di bất dịch thực hiện chủ nghĩa đa phương; kiên định bất di bất dịch thúc đẩy tình hữu nghị Trung Quốc – châu Phi.

 

  Nhiều năm qua, phạm vi hợp tác Trung Quốc – châu Phi ngày càng rộng mở, từ thương mại, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nhân tài, thoát nghèo, tăng thu nhập, viện trợ y tế, giao lưu nhân văn, hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai bên đơm hoa kết trái toàn diện.

 

  Tháng năm 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi diễn ra ở Giô-han-ne-xbớc, quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới Trung Quốc – châu Phi được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra phát triển lớn mạnh và củng cố " trụ cột", trọng điểm thực thi " chương trình hợp tác". Tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra ở Bắc Kinh, các chương trình và biện pháp mới như " chương trình lớn" lại ra lò.

 

  Tại Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Trung Quốc – châu Phi đoàn kết chống dịch lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra , "Trung Quốc sẽ khởi công xây dựng trước thời hạn trụ sở Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật châu Phi trong năm nay", "sẵn sàng trước tiên cung cấp vắc-xin ngừa COVID- cho các nước châu Phi sau khi hoàn thành phát triển và đưa vào sử dụng", "đặt trọng điểm hợp tác trong các lĩnh vực y tế sức khỏe, khôi phục sản xuất và làm việc, cải thiện dân sinh"...

 

  Các biện pháp thiết thực về Trung Quốc và châu Phi tay trong tay ứng phó dịch bệnh, đoàn kết hợp tác là thực hiện cam kết đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra ở Bắc Kinh bằng hành động thực tế. Cam kết này tình sâu nghĩa nặng, cũng đóng góp cho hợp tác chống dịch trên trường quốc tế.

 

 

  Năm 2017, tổng dân số Trung Quốc và châu Phi vượt quá 2, tỷ dân, chiếm khoảng 35% tổng dân số thế giới; tổng diện tích lục địa Trung Quốc và châu Phi là 39, triệu ki-lô-mét vuông, chiếm khoảng 30% tổng diện tích lục địa thế giới (trừ châu Nam Cực). Quan hệ Trung Quốc – châu Phi tiến lên phía trước, có nghĩa là 1/ thế giới tiến lên phía trước. Khi "rồng Trung Quốc" và "sư tử châu Phi" tay trong tay đoàn kết chống dịch, cùng vượt qua khó khăn, sẽ gắn kết trí tuệ và sức mạnh của hơn 2, tỷ dân, cùng mở ra tương lai tốt đẹp hơn.

 

  Đúng như Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói: "Nhân loại ắt sẽ chiến thắng dịch bệnh, nhân dân Trung Quốc và châu Phi cũng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn".